Travel Tips: Bảng quản lý chi tiêu du lịch

0
2793
Travel Tips: Bảng quản lý chi tiêu du lịch

Travel Tips: Bảng quản lý chi tiêu du lịch. Nếu bạn không quan tâm quá nhiều khi lên kế hoạch chi tiết chi tiêu cho chuyến đi của bạn, rất có thể bạn sẽ gặp phải một số vấn đề khiến bạn lo lắng như bạn cần bao nhiêu tiền cho chuyến du lịch của mình. Những câu hỏi như: “Mang bao nhiêu tiền là đủ cho chuyến đi này?”, “Mình cần tiết kiếm thêm bao tiền nữa?”… luôn là những câu hỏi đầy rẫy trên mạng mà chẳng có lời giải đáp.

Contents

1. Lý do cần bảng quản lý chi tiêu du lịch này?

Thật ra hồi trước tôi rất lười lên kế hoạch kĩ lưỡng cho từng chuyến đi, nhất là chuyện tiền nong. Luôn suy nghĩ thôi thì mình mang chừng này, khi nào hết tiền thì về…Nhưng với suy nghĩ đó, nhiều khi tôi cũng gặp những chuyện dở khóc dở cười như kiểu hôm đầu đi chơi đi ăn tốn kém tới ngày về thì chẳng còn bao tiền để mua đồ ăn. Hoặc tốn tiền vào những chuyện không đâu như đợt ở Thái, vì hết sạch tiền tôi đã phải dùng tới thẻ credit của mình rút tiền ở ATM và bạn biết fee mắc như thế nào rồi đó….Vì vậy lên kế hoạch tiền nong trước khi đi luôn là điều cần thiết, không cần quá chi tiết nhưng cần dễ hình dung để mình biết ước lượng ăn chơi sao cho không gặp phải trường hợp “Không còn tiền để về nhà”.

Tôi có quen một anh chàng người Nga tên là Pavel và ổng có một file excel rất hay mà tôi nghĩ sẽ giúp ích rất nhiều cho những người đi trên đường như tôi và những bạn trẻ khác.

Đợt đó, Pavel đã ném cho tôi cái file rồi nói: “Chiếc bảng thần thánh này sẽ giúp mày đi khắp Thế Giới với số tiền không thể rẻ hơn và giúp mày đi một cách xa nhất với số tiền nhất định”. Hóa ra lời của Pavel được translate hóa thành “Tao sẽ đưa cho mày cái bảng giúp mày chi tiêu hợp lý, kiểm soát được tiền của mình để mày có thể chi tiêu hiệu quả nhất, giúp mày đi xa nhất với cùng 1 số tiền đó trong tay.”

Pavel nói nó đã sử dụng bảng này khá lâu rồi. Thật ra cái file excel này được lấy cảm hứng từ file quản lý tiền bạc của mấy mẹ nội trợ kiểu Mỹ chuyên quản lý tiền bạc chi tiêu cho gia đình, được Pavel sửa sang lại sao cho hợp lý. Lần đầu tiên nhìn qua thì thấy chả khác gì một chiếc bảng bình thường nhưng một khi bạn sử dụng chiếc bảng này, ban sẽ thấy thật dễ dàng để quản lý chi tiêu trên đường.

Tại sao nên dùng file excel này?

  • Dễ sử dụng. Vì nó là file excel. Bảng tính này khá tốt vì nó sử dụng excel-công cụ đơn giản và có thể up lên google drive. Tất cả những gì bạn cần là điền thông tin tiền bạn tiêu trong ngày và nó sẽ chỉ ra cho bạn số tiền chi tiêu cho ngày mai và ngày sau.
  • Tiện lợi. Bạn có thể sử dụng nó qua máy tính xách tay hoặc điện thoại, máy tính bảng của bạn, tại bất kì nơi đâu, có cần internet hay không.
  • Dễ chia sẻ. File excel nên các bạn chỉ cần ấn chia sẻ cho các bạn trong nhóm thì cả nhóm có thể update được xem ngân sách cũng như những phần đã tiêu của cả nhóm trong suốt chuyến đi.

Tóm lại là Simple is the Best!-Cơ mà chỉ thích hợp cho các bạn biết sử dụng file excel nhé!

2. Làm thế nào để sử dụng bảng tính một cách hiệu quả?

Để bắt đầu, trước hết các bạn hãy copy một bản từ bảng tính này và sử dụng nó như của mình vậy.

Để copy, click vào đường link ĐÂY, khởi tạo một bảng copy qua Google Drive bằng cách sử dụng Gmail của bạn, click vào File->Make a copy. Nhớ copy chứ đừng có sửa sang gì bảng của mình đó nha

NB: Để sử dụng công cụ này trên máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh của bạn xin vui lòng tải ứng dụng miễn phí – Google Sheets.

CỘT 1: CHI PHÍ DỰ KIẾN CHO CHUYẾN ĐI

Trước hết, chúng ta thử kiểm tra phần chi phí CẦN THIẾT cho chuyến đi của mình. Những chi phí thông thường sẽ là vé máy bay, chỗ ở, thuê xe.etc.

Ngoài ra nếu bạn có kế hoach đi thăm một số địa điểm nhất định như công viên, khu vui chơi giải trí.etc thì bạn cũng nên điền nó vào ô chi tiêu cần có để giúp bạn quản lý ngân sách hàng ngày một cách thoải mái hơn.

Ví dụ: Đây là kế hoạch cho chuyến đi Srilanka 17 ngày của tôi bắt đầu từ ngày 9 – 28/11/2017. Bắt đầu với các khoản chi tiêu cần thiết:

+ Chuyến bay khứ hồi cho 1 người tới Colombo tôi đặt của Airasia với giá 350$ tương đương với 8,000,000 VNĐ bao gồm hành lý. Vé máy bay thì tầm 6tr nhưng mua hành lý thêm thì giá là 8,000,000. Nếu bạn muốn tới Srilanka thì hãy canh vé rẻ của Malindo thì full hành lý 30kg luôn. Về cách tìm vé máy bay tôi chắc xin chia sẻ vào một bài viết sau, đi kèm với việc booking dành cho các bạn ở hostel.

+Chỗ ở: Thường tôi sẽ search thử trên booking về giá phòng và ước lượng giá phòng mình có thể chấp nhận được. Ở Srilanka t để mức giá đặt hostel tầm 200,000 VNĐ/ở phòng dorm. Tuy nhiên phần chi phí ở này chỉ nên ghi vào phần chi phí cố định khi bạn đi ngắn ngày và chỉ ở tầm 1-2 khách sạn bạn đã đặt và biết chắc chắn về giá thì hãy điền vào đây. Không thì bạn có thể điền hostel theo ngày vào cột chi tiêu hàng ngày.

+Tiền tham quan: Ở đây vì tôi đã tìm hiểu trước những chỗ cần đi ở Srilanka, trong đó có Sigiriya Rock, Polonarruwa và một trong những công viên quốc gia tại đây nên tôi cũng ghi giá fix vào.

Bạn có thể thêm tất cả các chi tiêu cần thiết vào bảng này dựa vào ngân sách cũng như dự định, điểm đến của bạn.

Về phần lệ phí visa. Lệ phí đi Srilanka của tôi là 30$ tương đương với 700,000 VNĐ

Bước đầu tiên đã xong, giờ là lúc chuyển tới cột ngân sách dự trù.

CỘT 2: NGÂN SÁCH DỰ TRÙ

Ở cột này, bạn hãy đưa tất cả số tiền bạn dự trù cho chuyến đi này. Ngân sách bạn có sẽ bao gồm:

  • Tiền mặt+ thẻ visa debit. Đây là số tiền bạn đã tiết kiệm được cho chuyến đi.
  • Thẻ tín dụng (Optional). Phần này bạn có thể dự trù tiền bạn sẽ chi tiêu mua đồ shopping, quẹt thẻ các thứ. Vì đây là tiền trả sau nên mình khuyến khích không dùng và thường cột này mình để số 0
  • Tiền tiết kiệm thêm. Là số tiền cần có thêm để trang trải đủ chi phí cho chuyến đi. Đó có thể là tiền lương tháng sau của bạn.

Từ cột ngân sách dự trù và chi phí tối thiểu, bảng tính sẽ tính ra được dự trù ngân sách chi tiêu cho toàn bộ chuyến đi, rồi từ đó sẽ ra ngân sách chi tiêu hàng ngày.

Bạn có thể ước lượng số tiền sinh hoạt trong 1 ngày của bạn bằng cách tìm hiểu budget trên mạng bằng cách gõ keyword “travel budget at…”. Google sẽ trả kết quả tìm kiếm cho bạn. Dựa vào những bài kinh nghiệm đi trước, bạn sẽ có dự trù chi phí đi trong ngày cho bạn.

Ví dụ: với chuyến đi Srilanka của tôi, tôi định hình và ước lượng budget của bản thân sẽ chi tiêu khoảng 4000 Rs/ngày, trong đó có 2000 Rs tiền hostel, 1000 Rs cho 2 bữa trưa và tối, 1000 Rs cho đi lại (Tiền phí tham quan tôi đã cho vào cột chi phí tối thiểu từ trước đó).  

Nào! Giờ thì quay lại với cột “Dự trù ngân sách du lịch”. Hiện tại tôi đang để phần tiền mặt của tôi là 15tr, phần lương tiết kiệm thêm là 5tr thì ngân sách tổng của tôi sẽ là 20tr. Từ đó bảng tính sẽ tính ra ngân sách mỗi ngày chi tiêu của tôi chỉ có được 3400Rs, ít hơn rất nhiều so với dự trù chi tiêu của tôi. Vì thế mình nâng mức “Tiền tiết kiệm thêm” lên thành 8tr. Phần dự trù ngân sách mỗi ngày hiện tại của tôi là 4258 Rs. Như vậy có vẻ đã ổn rồi đó!

Tips: Dựa vào bảng tính này, bạn cũng có thể cho ra được số tiền cần tiết kiệm thêm cho chuyến đi.

Sau khi có ngân sách hàng ngày phù hợp với nhu cầu của mình thì chuyến đi sẽ dễ dàng hơn rất nhiều với việc kiểm soát tài chính từ phía bạn.

Mỗi ngày, nhớ điền chi tiêu hàng ngày của mình, bảng sẽ tự động tính toán số tiền dư còn lại. Nếu bạn không tiêu hết tiền dự định của ngày, bảng tính sẽ tự động chuyển phần tiền còn dư ngày hôm nay vào ngày hôm sau (Theo kiểu cộng dồn). Còn nếu bạn chi tiêu nhiều hơn so với ngân sách dự tính hàng ngày, số tiền bạn tiêu nhiều hơn cũng cũng sẽ bị trừ vào ngày hôm sau của bạn. Nếu bạn vượt quá chi tiêu trong ngày, đừng lo lắng vì bạn có thể cân bằng lại chi tiêu vào ngày hôm sau bằng cách tiêu ít đi.

“Bảng chi tiêu du lịch” của tôi chỉ có vậy. Dựa vào việc nhận biết được chi tiêu của mình sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn trong suốt cả chặng đường đi. Nếu các bạn thấy có ích, nhớ chia sẻ hoặc có những đóng góp ý kiến về bảng quản lý chi tiêu này, comment dùm mình nhé!

Cảm ơn các bạn rất nhiều. 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here