Sáng Chủ Nhật, trời vào thu nên cũng không lạ gì khi gặp những cơn mưa rả rích suốt ngày như thế.
Tôi đến Kafeville lúc trời đổ mưa

T

ôi thức dậy sớm hơn nhiều so với mọi ngày Chủ Nhật bình thường, đội mưa ra Kafeville cafe ngồi. Kafeville là quán cafe mới mở và quán đặc biệt hơn chút khi nó không chỉ phục vụ cafe pha máy bình thường mà là một trong những nơi phục vụ cafe “Pour over” đầu tiên tại Hà Nội. Ở đây thực sự có rất ít quán cafe mà ở đó tập trung vào nguồn nguyên liệu- hạt cafe cũng như cách giáo dục khách hàng thông qua kiến thức phân biệt cafe rang xay, phương pháp pha chế, thưởng thức cafe một cách cầu kì hơn là chỉ biết uống một cốc cafe và mua chỗ ngồi ở hầu hết các quán cafe phin robusta bình thường ở Việt Nam. Hiếm có một nơi nào mà khách hàng và barista có thể ngồi trò chuyện về hạt cafe và hương vị của nó, về quá trình pha chế cafe từ cafe dạng hạt thành một cốc cafe latte tôi cầm trên tay và uống tại đây.

Lan man câu chuyện thế nào, tôi chụp vài tấm ảnh cho Quỳnh – cô bé barista quán. Thấy tôi đang loay hoay xung quanh quán chọn góc, cô bé tự nhiên hỏi: “Chị ơi, chị thấy chụp ảnh có khó không chị?” Tôi trả lời với em rằng: “Khó hay không cũng là tùy em thôi. Cũng giống như cách em pha và thưởng thức cafe, muốn dễ thì nó dễ, muốn khó thì nó khó. Dễ khi sống bề mặt, khó hơn khi mình tìm hiểu thêm sâu vào nó, vậy thôi”.

Không gian quán Kafeville
Chuyện cũng có chút liên quan, tự nhiên muốn kể về một bộ film Nhật tôi tình cờ xem trên máy bay khi đi du lịch mà giờ tôi chẳng thể nào nhớ tên. Bộ film nói về một bà già bí ẩn xin làm việc tại quán Dorayaki. Lúc đầu, anh chủ quán không có ý định thuê bà nhưng sau khi thưởng thức chiếc bánh mà bà già bí ẩn làm, anh cảm giác như chưa bao giờ ăn một chiếc Dorayaki đậu đỏ ngon tới vậy. Anh cố gắng tìm hiểu xem bí mật đằng sau chiếc bánh thần kì đó khi quan sách cách bà làm bánh và đã dần nhận ra lý do khi nhìn thấy cách bà nâng niu thứ nguyên liệu làm ra Dorayaki: Đậu đỏ.
Bà dậy từ sáng sớm để làm nguyên liệu. Bà dạy anh cách lắng nghe câu chuyện của từng hạt đậu, tập trung nghe đậu thở, quan sát từng hạt đậu một cách kĩ càng nhất, quan trọng nhất đó chính là đam mê với hạt đậu và câu chuyện của chúng. Khi bạn có đam mê, kể cả đam mê nấu đậu cũng được, kết quả bạn nhận lại sẽ là Dorayaki với nhân đậu đỏ đặc biệt mà không ai có thể làm được dù có tuân thủ theo đúng quy trình ra sao.
Câu chuyện đó làm tôi hình dung tới những hạt cafe, tất nhiên nó không phải vât vô tri vô giác, tôi cảm nhận nó đang thở thực sự, có sức sống thực sự (Về sau tôi phát hiện ra nó thở thật) và cần sự tập trung cao độ mới có thể thưởng thức được hết vẻ đẹp của nó.
Trở về câu chuyện của tôi. Tôi thường hay có thói quen đi uống cafe và thực sự cũng thử rất nhiều quán cafe tại Hà Nội rồi. Đôi khi tôi tự cho mình đến quán cafe dạo ngồi uống một cốc cafe pha sữa cho đỡ vật mà mãi sau này tôi mới biết rằng nó chẳng phải là cafe. Tôi nhận ra nhưng tôi đã phớt lờ và coi nhẹ hạt cafe ra sao, coi như chẳng có gì đâu, đó đơn giản chỉ là thói quen hàng ngay, là quán cafe mà tôi chỉ đến để mua không gian thôi. Xong sau tôi nhận ra rằng như vây là mình đang sống hời hợt, cố bằng lòng với thứ chất đen không phải cafe đó và gọi nó là yêu thích – điều đó quả như xúc phạm và lừa dối chính bản thân mình bằng lòng với những thứ lai tạp như vậy.
“Life is too short for bad coffee”

Cuộc sống thật sự quá ngắn ngủi khi uống những cốc cafe ko phải là cafe đó. Kafeville cũng là nơi tôi nhận ra rằng mình cần phải thay đổi và nghiên cứu nghiêm túc về cafe, tôn trọng nó theo đúng những gì những hạt cafe đáng được tiếp nhận.

Bài viết đầu tiên về hành trình tìm hiểu cafe của tôi.
Tháng 8/2016

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here